Hồ Than Thở Đà Lạt ở đâu? Và hướng dẫn đường đi

2523

Hồ Than Thở Đà Lạt ở đâu và có gì hay, đó là thắc mắc của rất nhiều người khi ghé thăm Đà Lạt. Là địa danh nổi tiếng đã lâu, hồ Than Thở có gì mà lại hấp dẫn đến vậy? 

Khi đặt chân đến thành phố Đà Lạt, rất nhiều du khách đã tìm đến hồ Than Thở. Người ta nói rằng, hồ nước này dù chỉ một lần ngắm nhìn thôi cũng đủ làm người ta lưu luyến. Cùng nhau tìm hiểu về phong cảnh huyền thoại nối liền quá khứ – hiện tại tại hồ Than Thở – Nơi được mệnh danh là “bức tranh sơn thuỷ” của Đà Lạt nhé.

Địa chỉ Hồ Than Thở Đà Lạt

Hồ Than Thở – đồi Mộng Mơ nằm gần trường Học viện lục quân, ở vị trí cách trung tâm địa thành phố Đà Lạt khoảng 6 km. Nếu đi xe máy, bạn lái xe về hướng ga Đà Lạt đến ngã tư Phan Chu Trinh, sau đó theo hướng Chi Lăng là sẽ đến hồ.

Người dân lâu năm sinh sống tại Đà Lạt vẫn thường gọi hồ Than Thở với cái tên “hồ Sương Mai”. Nguyên nhân là bởi vào mỗi buổi sáng sớm, trên mặt hồ thường bảng lảng những làn sương khói mờ ảo. Đó là lý do vì sao nhiều du khách luôn thắc mắc hồ Than Thở Đà Lạt ở đâu để một lần được đến tham quan, ngắm cảnh.

hồ than thở đà lạt

Đường đi đến hồ Than Thở Đà Lạt 

Từ các khách sạn gần chợ Đà Lạt hoặc trung tâm thành phố bạn đi theo hướng qua cầu Ông Đạo => qua quảng trường Lâm Viên => đường Yersin => Đường Quang Trung => đường Phan Chu Trinh => Đường Hồ Xuân Hương => đi tới cuối đường nhìn bên tay phải bạn sẽ thấy khu du lịch Hồ Than Thở.

Cụ thể hơn bạn có thể tham khảo đường đến hồ bằng Google Map nhé:

Đường đi hồ than thở

Đường đi đến hồ Than Thở bằng Google Map

Vé tham quan hồ Than Thở

Nhìn chung, giá vé tham quan hồ Than Thở nói riêng và nhiều điểm du lịch ở Đà Lạt nói chung không hề cao. Với hồ Than Thở, bạn chỉ phải bỏ ra 20.000 VND/ người lớn và 10.000 VND/ trẻ em, còn Đồi thông hai mộ thì không lấy phí. Có rất nhiều truyền thuyết ly kỳ quanh hồ Than Thở và Đồi thông hai mộ. Nếu có cơ hội, đừng nên bỏ lỡ không gian thiên nhiên thơ mộng và đầy trữ tình này bạn nhé.

Sự tích hồ Than Thở Đà Lạt

Vào thời kì người Pháp phát hiện ra thành phố Đà Lạt, nơi đây vẫn còn hoang vu. Vì cảnh tượng đồi thông, sương khói ở hồ nên người Pháp đặt cho hồ là “Lacdes Soupirs” với ý nghĩa là âm thanh rì rào, Than Thở. Cái tên ấy được dịch nghĩa Việt và giữ luôn đến tận bây giờ.

Phía Bắc hồ Than Thở là một đồi thông ngút ngàn. Các cây thông được trồng thưa, cao xấp xỉ nhau, tạo nên cảnh tượng đẹp mắt. Nhưng đặc biệt hơn, chính là cái tên của ngọn đồi – “Đồi thông hai mộ”. Đồi thộng và hồ Than Thở đã đi vào nhạc hoạ, thi ca cùng với thiên tình sử của mình.

sự tích hồ than thở Đà lạt

Du khách tham quan khu du lịch hồ Than Thở

Tại sao gọi là hồ Than Thở?

Bên cạnh câu hỏi hồ Than Thở Đà Lạt ở đâu, cũng có không ít người thắc mắc vì sao gọi đây là hồ Than Thở. Hướng dẫn viên du lịch sẽ kể cho bạn nghe nhiều tình sử gắn với hồ, những phổ biến nhất vẫn là câu chuyện về mối tình của Mai Hương và Hoàng Tùng.

Khi đang yêu nhau thì giặc ngoại xâm đến. Chàng trai Hoàng Tùng đành chia tay với Mai Hương lên đường cứu nước. Bên hồ Than Thở, cặp đôi đã nguyện thề cùng nhau. Nhưng tin dữ đưa về không lâu sau đó: Hoàng Tùng đã tử trận.

Mai Hương biết tin vô cùng đau khổ. Trong cơn tuyệt vọng, cô đã đến nơi ngày xưa hò hẹn, khóc than thảm thiết rồi gieo mình xuống lòng nước banh.

Ít lâu sau, chàng trai Hoàng Tùng chiến thắng trở về. Người yêu đã mất, Hoàng Tùng nhớ lại lời thề non hẹn biển, cũng vì thế mà tự vẫn ở hồ. Chính vì truyền thuyết đó, cái tên hồ Than Thở lại càng được lưu truyền cho đến mãi về sau.

tại sao gọi là hồ than thở

Chuyện tình của đôi trai gái được viết thành thơ và khác lên bia đá vẫn còn lưu giữ ở hồ Than Thở Đà Lạt đến ngày nay

Thuyết minh về đồi thông hai mộ ở hồ Than Thở Đà Lạt

Hồ Than Thở là điểm đến thú vị trong hành trình đến với thành phố ngàn hoa. Du khách tìm đến đây cũng vì ngay bên cạnh hồ Than Thở là một đồi thông ngút ngàn có tên gọi “Đồi thông hai mộ”. Vì vậy, khi giải đáp xong câu hỏi hồ Than Thở Đà Lạt ở đâu nghĩa là bạn cũng có cơ hội đến luôn Đồi thông hai mộ nữa nhé!

Tên ngọn đồi xuất phát từ truyền thuyết về tình yêu của một chàng trai tên Công và cô giáo tên Thảo. Vì gia đình ngăn cấm, phản đối, muốn anh cưới một cô gái khác nên Công đầu quân ra chiến trường.

Một thời gian sau, Thảo nhận được tin báo từ từ Công nên tự vẫn (15/3/1956). Khi tìm được, người ta nhận thấy tay cô vẫn nắm bức thư xin được chôn trên đồi thông. đồi thông hai mộ

Đường lên đồi thông hai mộ ở hồ Than Thở Đà Lạt

Nhưng thật ra, Tâm vẫn còn sống và trở về. Vì đau buồn nên anh cũng đã tự vẫn theo người mình yêu và trong thư tuyệt mệnh xin được chôn gần mộ Thảo. Từ đó, đồi mang tên là “Đồi thông hai mộ”.

Sau ngày giải phóng, vì tuổi cao sức yếu, cha mẹ Tâm đã thuê người bốc phần mộ anh đưa về quê. Sau này, chính quyền đã sửa sang, xây lại ngôi mộ khang trang, sạch sẽ.

Mong rằng qua bài viết sau đây, khách sạn Thu Hà đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về một trong những địa danh làm nên tên tuổi của phố hoa Đà Lạt. Mong rằng chuyến đi khám phá xứ ngàn hoa của bạn sẽ đầy ắp kỉ niệm vui và đáng nhớ. Bạn chỉ việc đi chơi thôi, còn ngủ nghỉ đã có Khách sạn Thu Hà Đà Lạt lo rồi nhé!